Cách Nấu Cơm Tấm Cấp Tốc Ngon Chín Đều – 4 Bí Quyết Đơn Giản Tại Nhà

Cơm tấm là một món ăn phổ biến của những người nông dân, công nhân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vào các năm mùa màng đói kém, nhiều người thường không có đủ gạo ngon để bán, vì vậy họ đã dùng gạo tấm (gạo bể) để nấu ăn vì nó luôn có sẵn trong nhà của nhiều hộ gia đình cũng như có tác dụng làm no lâu. Hướng dẫn cách nấu cơm tấm cấp tốc tại nhà, chín đều, mềm dẻo chỉ với nồi cơm điện. Đảm bảo hạt cơm thơm ngon, dẻo và đúng chuẩn. Click ngay để xem chi tiết!

1-cach-nau-com-tam-bang-noi-com-dien
Cách nấu cơm tấm ngon, hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng được người Việt yêu thích

Dù Cơm tấm có thể có nhiều cách chế biến, gia giảm khác nhau, tuy nhiên một dĩa Cơm tấm truyền thống thường có các thành phần nguyên liệu như sau:

  • Gạo tấm – Là thành phần chính của món ăn, gạo tấm là những mảnh vụn của gạo bị bể trên đồng lúa khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa thường được coi là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu.
  • Nước mắm – Nước mắm của Cơm tấm thường được chế biến bằng cách pha nước mắm với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít (mặn) hoặc chua.
  • Mỡ hành – Là một hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi còn được trộn với tóp mỡ thắng. Tùy theo khẩu vị mà thành phần có thể được thêm hoặc không được thêm.
  • Các món mặn ăn kèm theo của Cơm tấm thường là:
  1. Sườn – Chủ yếu là sườn heo được tẩm ướp gia vị chua ngọt và sau đó đem nướng.
  2. Chả – Hay còn gọi là Chả trứng, được làm từ trứng, thịt băm, nấm mèo và miến xay nhuyễn. Chả trứng được chưng sẵn thành một cái bánh hình tròn hoặc hình chữ nhật, khi phục vụ sẽ xắt thành từng miếng nhỏ.
  3. Trứng – Thường là trứng ốp la.
  4.  – Là hỗn hợp nhiều thứ gồm thịt heo cắt sợi, da heo cắt sợi trộn với thính và gia vị.
  5. Lạp xưởng – Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ heo xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột heo khô để chín bằng cách lên men tự nhiên.
  • Đồ chua – Thường được làm từ cà chua, cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối và cũng có thể là đu đủ.

Đôi khi Cơm tấm còn được ăn kèm với thịt kho tàu, tàu hũ nhồi thịt, cá chiên, gà, rau, đồ xào,… giống như cơm thường. Kiểu ăn này có thể thấy ở các quán Cơm tấm có nhiều khách là giới văn phòng.

Cách Nấu Cơm Tấm Cấp Tốc Ngon Chín Đều Bằng Nồi Cơm Điện – 4 Bước Đơn Giản

1. Chuẩn Bị Nguyên Liệu

  • Gạo tấm: 250 – 300g (tương đương 1 – 1.5 bát gạo) cho 3 – 4 bát cơm.
  • Dụng cụ: Nồi cơm điện (cơ hoặc điện tử).

Xem thêm: Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện

2-cach-nau-com-tam-bang-noi-com-dien
Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện cần chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ nấu cơm tấm rất đơn giản

Lưu ý: Gạo tấm có kích thước nhỏ hơn so với gạo thường. Khi sơ chế, hãy vo nhẹ nhàng và không quá nhiều lần để tránh làm mất chất dinh dưỡng.

2. Cách Nấu Cơm Tấm Bằng Nồi Cơm Điện – 4 Bước Đơn Giản

Bước 1: Sơ Chế Gạo
  • Vo gạo nhẹ nhàng 2 – 3 lần trong nước sạch để loại bỏ bụi bẩn.
  • Ngâm gạo trong nước khoảng 20 – 30 phút để hạt gạo nở đều và mềm hơn.
3-cach-nau-com-tam-bang-noi-com-dien
Các bước sơ chế gạo tấm
Bước 2: Đong Nước
  • Tỷ lệ gạo – nước là 1:1,5 (300g gạo tấm sẽ cần khoảng 450ml nước).
  • Lưu ý lau khô đáy nồi trước khi đặt vào nồi cơm để tránh gây cháy.
cach-nau-com-tam-bang-noi-com-dien
Đong gạo tấm với nước theo tỷ lệ 1:1,5
Bước 3: Cài Đặt Nồi Cơm Điện

Sau khi đã sơ chế gạo và đong lượng nước phù hợp, hãy cùng thực hiện các thao tác dưới đây để hoàn thành món cơm tấm bằng nồi cơm điện:

1 – Nồi cơm điện tử

Phần lớn các bà nội trợ hiện nay lựa chọn nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tử bời nhiều ưu điểm như:

  • Chất lượng cơm ngon hơn: Nồi cơm điện tử có chế độ nấu riêng cho gạo hạt ngắn như cơm tấm, nhiệt độ tự động điều chỉnh theo từng giai đoạn đảm bảo thành phẩm khi hoàn thành sẽ thơm ngon hơn, mềm dẻo và chín đều hơn.
  • Thời gian giữ ấm cơm lâu hơn: Nồi cơm điện tử có khả năng giữ ấm cơm lên đến 12 tiếng và đảm bảo cơm thơm ngon, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng lên đến 8 tiếng.

Thao tác khi thực hiện cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tử khá đơn giản nhưng không phải nồi cơm điện tử nào cũng có chế độ nấu cơm tấm riêng.

  • Bước 1: Bấm “Tính năng/Function”, chọn “Nấu tiêu chuẩn/Standard Cook”
  • Bước 2: Bấm “Tùy chọn gạo/Rice type option”, chọn “Gạo ngắn hạt/Short grain” bởi gạo tấm là loại gạo hạt ngắn, nhỏ phù hợp với chế độ “Gạo ngắn hạt”. Chế độ này sẽ được cài đặt với lượng nhiệt độ và thời gian nấu phù hợp đảm bảo cơm chín đều, dẻo mà không bị nhão hay khô
  • Bước 3: Bấm “Bắt đầu/Start” để nồi cơm tiến hành nấu

Nồi cơm điện tử SUNHOUSE MAMA SHD8915 có chế độ nấu gạo ngắn hạt tiện lợi

Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tử nấu gạo ngắn hạt tiện lợi

2 – Nồi cơm điện cơ

Thao tác sử dụng nồi cơm điện cơ để nấu cơm tấm tương tự với cách nấu cơm tẻ, cụ thể:

  • Bước 1: Gạt nút gạt xuống chế độ “Nấu/Cook”
  • Bước 2: Đậy nắp nồi

Lưu ý: Khác với nồi cơm điện tử, bạn cần phải đong lượng nước chính xác khi nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện cơ. Ngoài ra việc mở nắp nồi cơm quá thường xuyên sẽ khiến nhiệt độ và áp suất trong nồi giảm làm ảnh hưởng đến quá trình nấu cơm.

Nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện cơ bằng cách gạt nút nấu

Nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện cơ bằng cách gạt nút nấu

Bước 4: Ủ cơm và thưởng thức

Sau khoảng 30 – 45 phút thì cơm sẽ chín, gần như tương đương với thời gian nấu cơm tẻ. Hãy ủ cơm 1 lúc để cơm được ngon hơn:

  • Nồi báo hiệu cơm chín sẽ chuyển chế độ Giữ ấm/Keep Warm.
  • Sau khi báo chín thì cần ủ cơm trong khoảng 10 – 15 phút giúp cơm tấm khô bề mặt và hạt cơm không bị dính vào thân nồi nếu bạn dùng nồi cơm điện cơ. Lưu ý không mở nắp nồi trong thời gian ủ sẽ mất đi lượng nhiệt độ bên trong.
  • Hạt cơm sau khi nấu có màu trắng sáng (trong khi gạo tấm chưa chín thường có màu trắng đục), hạt mềm dẻo thơm là đã chín và có thể ăn được.

Bạn có thể ăn cơm tấm kèm với 1 số món ăn như:

  • Sườn bì nướng, sườn bì chả
  • Gà nướng
  • Đậu hũ chiên giòn
  • Chả trứng

Cơm tấm có thể ăn kèm với sườn nướng, trứng, chả

Cơm tấm có thể ăn kèm với sườn nướng, trứng, chả

7 mẹo nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện ngon chuẩn nhà hàng

  • Chọn gạo tấm: Gạo tấm là loại gạo được xay nhỏ từ hạt gạo nguyên hạt, có kích thước khoảng 2-3 mm. Gạo tấm ngon nhất là loại gạo thơm, để hơi cũ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Gạo tấm có mùi thơm thì hạt cơm hơi kết dính, ăn sẽ ngon hơn.
  • Ngâm gạo: Ngâm gạo trước khi nấu giúp gạo nở đều, chín đều và không bị nát. Thời gian ngâm gạo khoảng 20-30 phút.
  • Sử dụng nước lọc: Sử dụng nước lọc để nấu cơm tấm sẽ giúp cơm ngon hơn. Không nên sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc nước máy vì có thể ảnh hưởng đến hương vị của cơm.
  • Tỷ lệ gạo và nước: Tỷ lệ gạo và nước phù hợp để không bị nhão khi nấu cơm tấm là 1:1,2.
  • Thêm lá dứa: Lá dứa có mùi thơm đặc trưng, giúp cơm tấm có hương vị thơm ngon hơn. Bạn có thể lót lá dứa dưới đáy nồi cơm điện hoặc cho lá dứa vào cùng với gạo.
  • Không mở nắp nồi trong quá trình nấu: Mở nắp nồi trong quá trình nấu sẽ khiến hơi nước thoát ra ngoài, cơm sẽ bị khô.
  • Để cơm nghỉ sau khi nấu: Sau khi cơm chín, bạn nên để cơm nghỉ khoảng 15 phút trước khi xới ra ăn. Điều này giúp cơm ráo nước và dẻo hơn.

Trên đây là hướng dẫn cụ thể về cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tại nhà thơm ngon, dẻo hạt. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra đánh giá chất lượng, quá trình cơm tấm bằng nồi cơm điện và xửng hấp để bạn có góc nhìn tổng quan hơn và lựa chọn cho mình cách nấu phù hợp với nhu cầu. Chúc bạn thực hiện thành công!

Xem thêm: 5 Cách nấu gạo trắng ăn khoẻ người đẹp dáng

Công Ty TNHH TM DV XNK Ánh Dương Xanh
Địa chỉ: ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An.
Hotline: 092.8814.789
Email: anhduongxanh2024@gmail.com
Website: www.anhduongxanh.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!